
Phát triển ngôn ngữ ở trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Con cái của chúng ta sẽ lớn lên từng chút một và phát triển theo tốc độ của riêng chúng. Em bé nhỏ của chúng ta giờ đã bước qua tuổi thứ nhất.
Trong khoảng từ 1 đến 2 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu tập nói bi bô, các từ đơn sẽ xuất hiện và ngôn ngữ của trẻ sẽ từ từ phát triển khi trẻ tương tác ngày càng nhiều với người khác
Mỗi nhóm tuổi có những đặc điểm riêng và đó là những gì chúng ta cùng nhau xem xét.
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi thể hiện điều gì?
- Trẻ bắt đầu sử dụng từ ngữ.
- Những từ đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng 12 tháng.
- 18 tháng, trẻ có vốn từ vựng khoảng 20 đến 40 từ.
- Khi được 24 tháng, trẻ đã có vốn từ vựng gồm khoảng 100 từ.
- Con sẽ xác định một số bộ phận trên cơ thể mình và người khác
- Sử dụng tên của sự vật, hành động và tên người.
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi thể hiện bản thân như thế nào?
- Trẻ dùng biệt ngữ, sử dụng tín hiệu và chỉ những thứ mà mình muốn, mình thấy trong khoảng 12-14 tháng.
- Bé giao tiếp bằng những từ ngữ biệt lập trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng.
- Trẻ diễn đạt bằng những câu ngắn gồm 2 từ trong khoảng 18-24 tháng.
- Trẻ dễ dàng tạo ra các âm p, b, m, t, d và n kèm theo các nguyên âm.
- Trẻ nói KHÔNG một cách rõ ràng.
- Trẻ đặt tên cho các bức tranh.
- Trẻ sử dụng những câu có hai từ tiêu cực như “không đẹp, không muốn”.
- Trẻ đặt những câu hỏi “ở đâu ? cái gì? Màu gì»
- Trẻ tự gọi mình bằng tên.
Tại sao trẻ từ 1 đến 2 tuổi giao tiếp được?
- Để bày tỏ nhu cầu của một người, để yêu cầu một cái gì đó.
- Để đặt tên cho một cái gì đó.
- Để bắt chước âm thanh phát ra hoặc từ do người lớn tạo ra.
- Để phản đối.
Trẻ từ 1 đến 2 tuổi đã có thể hiểu được những gì?
- Các hướng dẫn đơn giản và các câu hỏi đơn giản.
- Đặt câu hỏi ở đâu, ai hoặc cái gì, trong bối cảnh, khoảng 18 tháng.
- Lúc 2 tuổi, bé hiểu được khoảng 1500 từ.
- Trẻ chú ý đến ý nghĩa của từ, không chỉ để ý đến âm thanh.
- Bao gồm cả các câu ngắn.
- Trẻ hiểu KHÔNG là như thế nào
- Trẻ thích lắng nghe những câu chuyện giàu trí tưởng tượng.
- Trẻ có thể vẫn chăm chú vào cùng một hoạt động trong khoảng 6 đến 7 phút.
Để kích thích khả năng nói và ngôn ngữ ở trẻ từ 1 đến 2 tuổi:
- Đọc cho trẻ nghe những cuốn sách với những câu chuyện đơn giản với những bức tranh đầy màu sắc.
- Cung cấp cho trẻ những mẫu từ phù hợp.
- Lặp lại những từ mới với con thường xuyên mà không yêu cầu con lặp lại chúng.
- Đưa cho trẻ những hướng dẫn đơn giản như “đưa tay cho mẹ, ném bóng, v.v.
- Cung cấp cho trẻ gợi ý, chỉ dẫn nếu trẻ cảm thấy khó hiểu.
- Mô tả cho trẻ những hành động mà người lớn đang thực hiện.
- Khen ngợi trẻ khi con nỗ lực giao tiếp.
- Đặt câu hỏi cho trẻ về những gì con làm, những gì con nhìn thấy như “ con đang xem gì đấy?” hay “Ô tô này màu gì nhỉ ?”….
- Chơi các trò chơi để tìm các hình ảnh giống nhau và khác nhau như trò chơi trí nhớ, trò chơi xổ số, v.v.
- Tất cả các trò chơi theo chủ đề động vật sẽ khiến bé thích thú. Làm cho con kêu lên khi đặt tên cho các con vật.
Khi nào cần lo lắng về sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 1 tuổi đến 2 tuổi?

Một số dấu hiệu ở trẻ trong độ tuổi này có thể khuyến khích cha mẹ đến một nhà trị liệu ngôn ngữ. Đây là một số dấu hiệu chính:
- Nếu trẻ thể hiện bản thân chủ yếu qua cử chỉ.
- Nếu bé không nói những câu ngắn vào khoảng 2 tuổi.
- Nếu trẻ chỉ nói khoảng 5 từ hoặc ít hơn
- Trẻ không hiểu những yêu cầu đơn giản mà người lớn đư ra.
- Đứa trẻ không bịa ra những câu chuyện bằng đồ chơi của mình.
- Nếu trẻ không phản ứng với các hướng dẫn hàng ngày (ngồi vào bàn, đến rửa tay, lấy dép, mặc quần áo…v.v.)
- Nếu trẻ không bắt chước, nếu trẻ tạo ra ít âm thanh, nếu trẻ không tạo ra bất kỳ tiếng động vật nào như tiếng xe ô tô, tiếng con vật kêu hay trẻ cũng không lặp lại bất kỳ âm thanh nào trong các bài đồng dao bài hát mà trẻ đã được nghe được học.
- Nếu trẻ không đưa ra yêu cầu hướng vào ai đó.
Nếu bố mẹ, thầy cô giáo đang nghi ngờ trẻ đang nhìn thấy trẻ có những dấu hiệu trên và cảm thấy trẻ đang bị chậm phát triển ngôn ngữ, hãy thảo luận với phụ huynh. Sự can thiệp chung có thể giúp ích rất nhiều cho đứa trẻ. Nếu cần, hãy giới thiệu phụ huynh đến một nhà trị liệu ngôn ngữ trong khu vực của bạn, tại một trung tâm can thiệp ngôn ngữ nào đó mà bạn biết để được hỗ trợ.