Rối loạn trầm cảm ở trẻ em - Những điều cần biết

Trầm cảm ở trẻ em là một triệu chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn chán và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách cảm nhận, suy nghĩ, hành xử của trẻ, có thể dẫn đến những vấn đề về thể chất và tinh thần. Trẻ có thể không giải thích được cảm xúc bên trong hoặc tâm trạng. Trầm cảm nên được xem xét khi những đứa trẻ trước đây hoạt động tốt trở nên kém đi ở trường, rút khỏi xã hội, hoặc có hành vi phạm pháp.
Ở một số trẻ bị rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi nhỏ và người lớn). Sự khó chịu liên quan đến trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện như là hoạt động quá mức và hành vi hung hăng, chống lại xã hội.
Các nghiên cứu về rối loạn trầm cảm trẻ em tìm thấy những biểu hiện giống như người lớn, nhưng có những nét riêng: trầm cảm ẩn, phần nhiều là các rối loạn cơ thể, bẳn gắt, hằn học,… Triệu chứng trầm cảm thay đổi theo tịnh tiến phát triển do trẻ đang trong độ tuổi phát triển về mọi mặt.
Thuật ngữ “trầm cảm thiếu chỗ dựa” của R. Spitz chỉ ra phản ứng đặc biệt của trẻ do sự thiếu chăm sóc của mẹ ở trẻ 6-18 tháng tuổi: kêu khóc, thu mình, thờ ơ với chung quanh, thoái lui về phát triển và có nhiều triệu chứng thân thể như rối loạn giấc ngủ, chán ăn, sụt cân, giảm vận động.
Bowlby mô tả phản ứng của trẻ với sự tách mẹ, do thiếu chăm sóc của mẹ (vắng mẹ, trẻ nằm viện trong thời gian dài,…) khi ở 5 tháng – 3 tuổi sẽ dẫn đến các biến đổi hành vi như:
– Phản đối
– Thất vọng
– Tách rời cảm xúc.
Các triệu chứng
– Các triệu chứng căn bản: sự buồn rầu và tâm trạng bất an, sự tự đánh giá, mặc cảm tội lỗi và những lo hãi, thường mang tính chủ quan.
– Trẻ không ý thức về sự buồn rầu này.
– Các thể trầm cảm chính: Hội chứng trầm cảm chủ yếu, loạn khí sắc, rối loạn thích ứng với khí sắc trầm cảm.
Hội chứng trầm cảm chủ yếu
– Gồm các rối loạn khí sắc, ức chế trí tuệ, chạm vận động và các rối loạn thân thể: cảm thấy buồn hoặc bị người khác quan sát thấy buồn (ví dụ như khóc) hoặc cáu kỉnh; mất quan tâm hoặc mất sự thích thú trong hầu hết các hoạt động (thường được thể hiện như là chán nản sâu sắc); giảm cân hoặc giảm cảm giác thèm ăn; mất ngủ hoặc khó ngủ; giảm khả năng suy nghĩ, tập trung; kích động, cáu gắt;…
– Biến đổi theo tuổi phát triển, theo giai đoạn nghiên cứu, hình thành các thể lâm sàng, biểu hiện khác nhau trên các cá nhân, trầm cảm nặng có biểu hiện loạn thần.
– Thường biểu hiện mạnh mẽ ở trước tuổi dậy thì.
Loạn khí sắc (Bệnh tâm căn trầm cảm)
– Là rối loạn khí sắc trầm cảm mãn tính.
– Thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.
– Các biểu hiện bao gồm sự hiện diện của những điều sau đây với thời gian ≥ 12 tháng:
• Các đợt bùng phát thường xuyên nghiêm trọng (ví dụ như giận dữ và / hoặc hung hăng đối với người hoặc tài sản) có tỷ lệ cao so với tình huống và xuất hiện trung bình ≥ 3 lần / tuần.
• Sự bùng nổ không phù hợp với trình độ phát triển.
• Một trạng thái khó chịu, tức giận mỗi ngày trong hầu hết thời gian trong ngày và được những người khác quan sát (ví dụ như phụ huynh, giáo viên, bạn bè cùng lứa).
• Tâm trạng bùng nổ và tức giận phải xảy ra ở 2 trong số 3 hoàn cảnh (tại nhà hoặc trường học, với bạn bè đồng lứa).
Rối loạn thích ứng với khí sắc trầm cảm
– Giống trầm cảm phản ứng:
• Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
• Mất ngủ hoặc chứng đau nửa đầu
• giảm năng lượng hoặc mệt mỏi
• Lòng tự trọng giảm
• Kém tập trung
• Cảm giác tuyệt vọng
– Có các đặc điểm: xảy ra trong vòng 3 tháng sau một stress tâm lý – xã hội mạnh, không kéo dài quá 6 tháng.
– Biểu hiện hội chứng trầm cảm không đầy đủ nhưng có ảnh hưởng đến kết quả học tập và các hoạt động xã hội.
Các biểu hiện đặc trưng
– Sự rút lui: từ chối tham gia chơi, cô độc, mất quan hệ với các bạn.
– Thay đổi tính năng động hàng ngày: khó khăn trong học tập, mệt mỏi vào buổi sáng, mất sự linh hoạt và chủ động trong các trao đổi.
– Rối loạn chức năng: hành vi hung tính, nổi giận và không ổn định về vận động.
– Tìm kiếm nguy cơ: hay có tai nạn do không chú ý, hoặc có xu hướng tự trừng phạt (vô thức).
– Loạn khí sắc: cảm giác trống rỗng, buồn bã, cảm giác bất lực, tội lỗi,…
Các triệu chứng trầm cảm theo độ tuổi
– Ở trẻ bé 1-3 tuổi và trẻ trước tuổi học cấp 1: các triệu chứng tâm thể trội như chán ăn, rối loạn giấc ngủ, các đợt tiêu chảy, các bệnh ngoài da, hô hấp. Nguyên nhân: thiếu chăm sóc của mẹ.
– Ở tuổi đi học, trẻ có biểu hiện ức chế cảm xúc xung năng: đái dầm, gặm móng tay, mút ngón tay, sợ hãi ban đêm, các cơn kêu khóc,…
– Ở tuổi thanh thiếu niên: lo âu nổi trội,…
Các rối loạn kết hợp trầm cảm
– Rối loạn lo âu: thường là lo âu chia ly hay lo âu quá mức, có thể xuất hiện trầm cảm lớn, khởi phát đồng thời hoặc sau trầm cảm.
– Rối loạn hành vi: như là biến chứng của trầm cảm, thường kéo dài sau khi trầm cảm thuyên giảm.
– Rối loạn tăng động giảm chú ý.
Khi trẻ có những dấu hiệu như trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi đánh giá sớm. Nếu những biểu hiện của bé ở mức rối loạn nhẹ, thì có thể chưa cần dùng đến thuốc mà chỉ cần dùng các biện pháp tâm lý, như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều cho sức khỏe của trẻ.
Viện Nghiên cứu và Thực hành Tâm lý học Lumiere có các chuyên gia hàng đầu về tâm lý lâm sàng, đánh giá chuyên sâu, can thiệp – trị liệu các vấn đề, rối nhiễu tâm lý, tâm thần; các vấn đề về rối loạn phát triển và hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên, đánh giá – chẩn đoán chính xác trầm cảm, tự kỷ, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn tâm vận động, rối loạn tăng động – giảm chú ý,… ở trẻ; từ đó đưa ra những tư vấn định hướng, chương trình hỗ trợ cho trẻ và cha mẹ.
 
 
BT: Nguyễn Nhung
 
Nguồn tham khảo:
Bài giảng Tâm bệnh học trẻ em – PGS. TS Trần Thu Hương (Chuyên gia Viện Nghiên cứu và Thực hành Tâm lý học Lumiere)
Nội dung
Xin chào! Lumiere có thể giúp gì cho bạn ;
Gọi tới Lumiere
Gọi tới Lumiere