Trầm cảm và tự tử 06

Tự sát ở thanh thiếu niên hiện nay

Các vụ tự sát ở giới trẻ tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng. Tự sát là nguyên nhân thứ hai gây sát vong cho trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên từ 15 đến 24 tuổi. Đa số trẻ em và thanh thiếu niên có ý định tự sát đều gặp một số vấn đề về rối loạn sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, đặc biệt là trầm cảm. Ở trẻ nhỏ, các ý định tự sát thường do bốc đồng. Chúng có thể liên quan đến cảm giác buồn bã, bối rối, tức giận hoặc các vấn đề về chú ý, tăng động.

Ở thanh thiếu niên, những nỗ lực tự sát có thể liên quan đến cảm giác căng thẳng, thiếu tự tin, áp lực phải thành công, tài chính không chắc chắn, thất vọng và mất mát. Đối với một số thanh thiếu niên, tự sát dường như là một giải pháp cho các vấn đề khó khăn mà họ đang phải đối mặt.

Trầm cảm và cảm giác muốn tự sát là những rối loạn tâm thần có thể điều trị được. Trẻ em hoặc thanh thiếu niên cần được nhận biết và chẩn đoán và phát hiện sớm các rối loạn tâm thần mà chúng đang gặp phải để có các biện pháp can thiệp và hỗ trợ kịp thời,

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tự sát và cố gắng tự sát ở thanh thiếu niên

Suy nghĩ về việc tự sát và cố gắng tự sát thường liên quan đến các vấn đề về trầm cảm. Ngoài trầm cảm, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Tiền sử gia đình từng có người cố gắng tự sát
  • Tiếp xúc với bạo lực
  • Sự bốc đồng
  • Hành vi hung tính hoặc gây rối
  • Tiếp cận các công cụ nguy hiểm như súng,…
  • Bắt nạt
  • Cảm giác tuyệt vọng hoặc bất lực
  • Mất mát hoặc có cảm giác bị chối bỏ

Trẻ em và thanh thiếu niên có suy nghĩ về tự sát có thể đưa ra những tuyên bố hoặc nhận xét về tự sát một cách công khai, chẳng hạn như “Ước gì tôi đã chết” hoặc “Tôi sẽ không còn là vấn đề với bạn nữa”.

Các dấu hiệu cảnh báo khác liên quan đến tự sát

Các dấu hiệu cảnh báo khác liên quan đến tự sát có thể bao gồm:

  • Thay đổi thói quen ăn uống, nghỉ ngơi
  • Thường xuyên cảm thấy buồn chán
  • Tránh xa các mối quan hệ với bạn bè, gia đình và các hoạt động thường xuyên
  • Thường xuyên phàn nàn về các triệu chứng thể chất thường liên quan đến cảm xúc, chẳng hạn như đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, v.v.
  • Giảm kết quả học tập ở trường
  • Có mối bận tâm về cách chết và cái chết
  • Những người trẻ đang nghĩ đến việc tự sát cũng có thể ngừng lập kế hoạch hoặc ngừng bàn về tương lai, và cho đi những món đồ quan trọng mà chúng có.

Mọi người thường cảm thấy không thoải mái khi nói về tự sát. Tuy nhiên, người lớn có thể hỏi trẻ về những vấn đề mà trẻ đang gặp phải hoặc những suy nghĩ đến việc tự sát hay không. Ví dụ như:

  • Con đang cảm thấy buồn hay chán nản?
  • Con đang nghĩ đến việc làm tổn thương mình hay tự sát ?
  • Con đã bao giờ nghĩ đến việc làm tổn thương mình hay tự sát chưa?

Thay vì đặt suy nghĩ trong đầu của con bạn, những câu hỏi này có thể cung cấp sự đảm bảo rằng ai đó quan tâm và sẽ cho con bạn cơ hội để nói về các vấn đề. Cha mẹ, giáo viên và người than nên luôn thận trọng và quan tâm trẻ. Bất kỳ trẻ em hoặc thanh thiếu niên nào có ý định hoặc kế hoạch tự sát cần được đánh giá ngay lập tức bởi một chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo và có chuyên môn để được hỗ trợ kịp thời.

Nguồn: American Acedemy of Child & Adolescent Psychiatry

BT: Nguyen Nhung

Nội dung

Xin chào! Lumiere có thể giúp gì cho bạn ;
Gọi tới Lumiere
Gọi tới Lumiere